Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đạt đến đẳng cấp thế giới?08:58:00 - 21/11/2016Dù mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có tính đột phá, hiện có rất nhiều khu nghỉ dưỡng đang học hỏi và tiệm cận đạt đến đẳng cấp thế giới.Khu du lịch Bà Nà Hill Đó là chia sẻ của ông Đoàn Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CEO Group với các nhà đầu tư tại Hội nghị “Vietnam Investment Professionals Forum 2016” diễn ra mới đây tại khách sạn Novotel Phú Quốc. Dư địa còn rất lớn Nhận định về lĩnh vực bất động sản nói chung, ông Bình tự tin khẳng định vẫn còn dư địa phát triển rất lớn. Khác với nhiều chuyên gia kinh tế phân tích thị trường theo tính chu kỳ, ông Bình nhìn nhận theo tính vĩ mô dài hạn, dựa vào 4 cơ sở cốt lõi. Đầu tiên là tính hội nhập sâu rộng của nền kinh tế sẽ là cơ hội rất lớn cho thị trường BĐS. Phân khúc cao cấp (high-end) được hưởng lợi từ dòng khách hàng lớn từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…Hai là, tính mở của luật pháp đối với sở hữu BĐS của người nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông Bình có một thực tế hiện nay đó là nhiều loại hình BĐS đầu tư ra đời như condotel, office-tel, home-tel, biệt thự nghỉ dưỡng…khi người nước ngoài mua lại không được cấp sổ đỏ, quay lại thành đất du lịch (không hình thành đơn vị ở) nên không hấp dẫn người nước ngoài. Vấn đề này đang được Hiệp hội BĐS Việt Nam lấy ý kiến phản biện để có đề xuất cơ chế chính sách sát thực tế hơn. Yếu tố thứ ba đó là dân số, theo ông Bình mỗi năm tăng trưởng khoảng trên 1 triệu dân. Trong số hơn 90 triệu người, dân số trẻ ở Việt Nam chiếm đa số (giai đoạn dân số vàng) có nhu cầu nhà ở rất lớn. Và đây là cơ hội cho thị trường BĐS phát triển. Cơ sở thứ tư ông Bình tin rằng lúc đó thị trường BĐS Việt Nam mới là đỉnh điểm, đó là lúc thu nhập bình quân đầu người đạt ngưỡng 20.000 USD/năm giống như các nước đã phát triển. Còn BĐS Việt Nam hiện nay chỉ mới bắt đầu. BĐS nghỉ dưỡng đạt đẳng cấp thế giới Trong đó, không thể không nói tới thị trường BĐS nghỉ dưỡng những năm gần đây. Khi người dân giàu lên, đường cao tốc nối các khu vực kinh tế trọng điểm nhiều hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng như cảng biển và cảng hàng không phát triển…thì đó là thời điểm của BĐS nghỉ dưỡng. Nhận định này đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Thực tế, một hai năm trở lại đây, ở những địa phương có tiềm năng du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Sapa, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Hạ Long,…lượng khách du lịch quốc tế, và đặc biệt là khách trong nước tăng vọt. Năm 2015, khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt 8 triệu lượt, không bằng một hòn đảo như Bali (Indonesia) hay Jeju (Hàn Quốc). Dự kiến 2016 ngành du lịch nước ta ước đạt 9-10 triệu lượt khách quốc tế và những năm tới có thể tăng gấp 2 đến 3 lần. Đây là thực sự là “con gà đẻ trứng vàng”. Từ đó, các cơ sở lưu trú đẳng cấp 4-5 sao mọc lên như “nấm sau mưa”. Nhiều khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế liên tục được khánh thành và hoạt động. Trong đó, nổi bật như Vinpearl Resort & Villas Đà Nẵng 2, Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Villas, Vinpearl Golf Land Resort & Villas, Vinpearl Phú Quốc Resort & Villas, Premier Village Phu Quoc Resort, Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay, Novotel Phu Quoc Resort, Premier Village Danang Resort, FLC Luxury Resort Samson, FLC Quy Nhơn,… Có thể nói đó là một “hiện tượng”, một sự phát triển đột phá. Khi được hỏi vì sao nhiều người vẫn nói Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, công trình văn hóa lịch sử lâu đời…nhưng du lịch lại kém phát triển, chỉ một hai năm gần đây mới thực sự bùng nổ? Ông Bình cho rằng đó là cơ sở hạ tầng, hệ thống đường cao tốc, cảng biển và sân bay...thực sự đang là động lực cho BĐS nghỉ dưỡng “cất cánh”. “Tôi đã đi nhiều nơi có thế mạnh về lĩnh vực nghỉ dưỡng như Dubai, Bali, Phuket, Maldives…và nhận thấy điều kiện tự nhiên nhiều nơi ở Việt Nam không thua kém. Chẳng có lý do gì ngành du lịch lại không phát triển, nên chỉ phát triển trong thời gian ngắn nhưng rất đột phá. Nhiều khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã đạt đẳng cấp của thế giới.” ông Bình nói. Do vậy, ông Đoàn Văn Bình cho rằng đó cũng chính là cơ sở Thủ tướng cũng như Chính phủ mới xác định 3 lợi thế cho kinh tế Việt Nam giai đoạn tới là du lịch, công nghệ và nông nghiệp. Đây cũng là những ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Theo Trí Thức Trẻ Bình luận
Chưa có phản hồi
|
Dự Án Đầu Tư
|